Nguy cơ mắc bệnh tắc nghẽn động mạch ngoại biên (PAD) tăng 74% ở người người ngủ ít hơn 5 tiếng so với ngủ 7 – 8 tiếng. Đó là phát hiện của một nghiên cứu được công bố hôm nay trên European Heart Journal – Open, một tạp chí của ESC.
1. Mở đầu
Tác giả nghiên cứu, Dr. Shuai Yuan (thuộc Viện Karolinska, Stockholm, Thụy Điển) cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy ngủ từ 7-8 tiếng mỗi đêm là thói quen tốt để giảm nguy cơ mắc PAD.”
Hơn 200 triệu người trên toàn cầu mắc bệnh động mạch ngoại biên (biểu hiện với các động mạch ở chân bị tắc, làm hạn chế lưu lượng máu tuần hoàn trong cơ thể và tăng nguy cơ đột quỵ & đau tim).
Dr. Yuan cho biết:
“Những giấc ngủ ngắn vào ban đêm và ban ngày đã từng được đề cập có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành. Ngoài ra, các vấn đề về giấc ngủ là một trong những vấn đề được lưu tâm hàng đầu ở bệnh nhân PAD.”
2. Tiến hành nghiên cứu
Có rất ít dữ liệu về tác động của giấc ngủ đối với PAD và ngược lại. Nghiên cứu của Dr. Yuan nhằm mục đích bổ sung dữ liệu cho vấn đề trên.
Nghiên cứu có hơn 650.000 người tham gia và được chia thành hai phần:
- Các nhà nghiên cứu đã phân tích mối liên hệ giữa giấc ngủ dài vào ban đêm và giấc ngủ ngắn ban ngày với nguy cơ mắc bệnh PAD.
- Các nhà điều tra đã sử dụng dữ liệu di truyền để thực hiện các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng (RCTs) – được gọi là “Ngẫu nhiên hóa Mendel” (Medelian randomization) – để kiểm tra quan hệ nhân quả của các mối liên hệ ở phần 1.
“Các phân tích quan sát bị giới hạn bởi quan hệ nhân quả ngược – nghĩa là nếu tìm thấy mối liên hệ giữa thói quen ngủ và PAD, chúng ta không thể chắc chắn liệu thói quen ngủ gây ra PAD hay PAD làm ảnh hưởng đến thói quen ngủ. Phương pháp “Ngẫu nhiên hóa Mendel” là một phương pháp hiệu quả để đánh giá quan hệ nhân quả và mang lại kết quả chắc chắn hơn.” – Dr. Yuan tiếp tục cho hay.
2.1. Phân tích quan sát trên những người có giấc ngủ ngắn
Trong một phân tích quan sát trên 53.416 người trưởng thành (ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi đêm) có liên quan đến nguy cơ mắc PAD gần gấp đôi so với người ngủ từ 7 – 8 tiếng (HR 1.74; 95% CI 1.31–2.31)
Phát hiện này được hỗ trợ bởi các phân tích sâu hơn ở 156.582 và 452.028 người. Trong các nghiên cứu tìm ra nguyên nhân, giấc ngủ ngắn có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh PAD và ngoài ra, PAD cũng có liên quan đến việc giảm chất lượng giấc ngủ..
Dr. Yuan cho biết: “Kết quả chỉ ra rằng giấc ngủ ban đêm ngắn có thể làm tăng nguy cơ hình thành PAD và việc mắc PAD làm tăng nguy cơ ngủ không đủ giấc”.
2.2. Phân tích quan sát trên những người có giấc ngủ dài
Trong một phân tích quan sát trên 53.416 người trưởng thành (ngủ từ 8 tiếng trở lên mỗi đêm) có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh PAD cao hơn 24% so với người ngủ 7-8 tiếng mỗi đêm (HR 1,24; 95% CI 1,08–1,43).
Phát hiện này được hỗ trợ bởi các phân tích trong hai quần thể lớn hơn gồm 156.582 và 452.028 cá thể. Tuy nhiên, không có mối quan hệ nhân quả nào được tìm thấy giữa giấc ngủ dài và PAD.
Kết quả tương tự cũng được báo cáo đối với giấc ngủ ngắn, trong đó những người ngủ trưa có nguy cơ mắc bệnh PAD cao hơn 32% so với những người không ngủ trưa (HR 1,32; 95% CI 1,18–1,49) nhưng không tìm thấy quan hệ nhân quả nào.
3. Kết luận
Tiến sĩ Yuan cho biết: “Cần có nhiều nghiên cứu hơn về mối quan hệ giữa giấc ngủ dài vào ban đêm (hơn 7-8 tiếng), giấc ngủ ngắn ban ngày và bệnh động mạch ngoại biên. Mặc dù chúng tôi đã tìm thấy mối liên hệ trong các nghiên cứu quan sát, nhưng chúng tôi không thể xác nhận quan hệ nhân quả.” Cần nghiên cứu thêm về yếu tố làm gián đoạn mối liên hệ hai chiều giữa giấc ngủ ngắn và PAD.
Thay đổi lối sống giúp mọi người ngủ nhiều hơn, chẳng hạn như hoạt động thể chất, có thể làm giảm nguy cơ phát triển PAD. Đối với những bệnh nhân bị PAD, việc tối ưu hóa việc kiểm soát cơn đau có thể giúp họ có một giấc ngủ ngon.
Y360 | Nguyễn Thị Yến Nhi
Tài liệu tham khảo