Khoảng 50% bệnh nhân phát triển tình trạng nhiễm trùng trong thời điểm những tháng, tuần hoặc ngày cuối trước khi qua đời. Việc chẩn đoán nhiễm trùng trong trường hợp này khá phức tạp do sự hiện diện của các triệu chứng thường không đặc hiệu và phổ biến ở bệnh nhân suy giảm sức khỏe vào cuối đời. Việc sử dụng liệu pháp kháng sinh ở nhóm bệnh nhân này vẫn gây tranh cãi, vì lợi ích lâm sàng không rõ ràng và nguy cơ quá y tế (overmedicalization) không cần thiết rất cao.
Nguyên nhân
Đối với bệnh nhân đang được chăm sóc giảm đau, các yếu tố có nguy cơ gây nhiễm trùng bao gồm:
- Tình trạng suy yếu cơ thể gia tăng
- Nằm liệt giường, chứng biếng ăn hoặc hội chứng suy mòn cơ thể (cachexia)
- Hệ thống miễn dịch suy yếu do bệnh tật hoặc điều trị
- Thay đổi các tác động trên da (chẳng hạn điểm tiếp xúc tĩnh mạch và/hoặc việc đặt ống thông tiểu)
Thời hạn 4 tuần
Đối với bệnh nhân được dự đoán sống dưới 4 tuần, các bằng chứng từ tài liệu cho thấy liệu pháp kháng sinh không giải quyết được vấn đề nhiễm trùng tiềm ẩn hoặc cải thiện tiên lượng. Do đó, kháng sinh chỉ nên được sử dụng để cải thiện quản lý triệu chứng.
Trong thực tế, các tình trạng nhiễm trùng phổ biến nhất ở bệnh nhân được chăm sóc cuối đời bao gồm:.
- Kháng sinh mang lại hiệu quả trong việc quản lý triệu chứng liên quan đến nhiễm trùng đường tiểu (hiệu quả từ 60% – 92% các trường hợp), do đó nên xem xét sử dụng nếu bệnh nhân không ở giai đoạn sắp qua đời hoặc trước giai đoạn sắp qua đời.
- Kháng sinh cũng có hiệu quả trong việc quản lý triệu chứng liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp (hiệu quả lên đến 53% các trường hợp), do đó cũng nên xem xét sử dụng nếu bệnh nhân không ở giai đoạn sắp qua đời hoặc trước giai đoạn sắp qua đời. Tuy nhiên, nguy cơ không hiệu quả cũng còn khá cao. Có thể cân nhắc thuốc giảm đau và thuốc ho đối với trường hợp có triệu chứng khó thở và ho.
- Hiện chưa ghi nhận được lợi ích khi sử dụng kháng sinh để điều trị triệu chứng liên quan đến nhiễm trùng máu, áp xe, nhiễm trùng sâu và các loại nhiễm trùng phức tạp khác. Do đó, trong các trường hợp này, kháng sinh được xem là không hiệu quả.
Đối với các trường hợp không rõ ràng, bạn có thể thực hiện “nguyên tắc 2 ngày”. Bằng cách đợi trong vòng 2 ngày, nếu tình trạng lâm sàng của bệnh nhân vẫn ổn định, sẽ kê đơn kháng sinh. Nếu tình trạng của bệnh nhân xuất hiện sự suy giảm nhanh chóng, thì không nên kê đơn kháng sinh.
Ngoài ra, bạn có thể thực hiện cách khác là kê đơn kháng sinh ngay lập tức. Nếu BN không có sự cải thiện lâm sàng sau 2 ngày, bạn nên ngừng kháng sinh, đặc biệt là nếu tình trạng của bệnh nhân bắt đầu có diễn biến xấu.
Nhiệt độ cơ thể tăng cao cũng có thể xuất hiện thường xuyên trong ngày, giờ cuối đời và thông thường không gây triệu chứng. Sốt trong các trường hợp này không chỉ định để sử dụng liệu pháp kháng sinh. Các chỉ số thường gặp nhất của xét nghiệm nhiễm trùng (mức protein phản ứng C (CRP), tốc độ lắng hồng cầu, mức leukocyte) không đặc biệt hiệu quả trong nhóm bệnh nhân này, vì chúng bị ảnh hưởng bởi tình trạng cơ bản cũng như bất kỳ liệu trình sử dụng và tình trạng viêm nhiễm toàn bộ cơ thể.
Việc lựa chọn phải được cá nhân hóa, cùng chia sẻ với bệnh nhân và gia đình để rõ ràng về sự phù hợp lâm sàng của chiến lược điều trị. Điều này nhằm để quyết định về việc điều trị kháng sinh không trở thành sự thất bại trong việc điều trị bệnh nhân.
Về mặt dài hạn
Trong quyết định bắt đầu liệu pháp kháng sinh, cần xem xét tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân, mục tiêu điều trị, khả năng kháng sinh sẽ giải quyết nhiễm trùng hoặc cải thiện triệu chứng của bệnh nhân, và tiên lượng được ước tính, phải đủ dài để cho phép kháng sinh có thời gian tác động.
Ban biên tập Y360
Nguồn: Should Antibiotic Treatment Be Used Toward the End of Life?