NGUYÊN NHÂN CỦA HỘI CHỨNG PARKINSON

Bệnh nhân nam 55 tuổi, vào viện vì cứng người, bứt rứt.
Tiền sử: #8 tháng trước được chẩn đoán Rối loạn lo âu trầm cảm hỗn hợp và được điều trị với đơn:
Sertraline 50mg sáng 1v – tối 1/2v uống
Levosulpirid 50mg sáng 1v – tối 1v uống
Zopiclone 7,5mg sáng 1/2v - tối 1v uống
Ginkgo biloba 80mg sáng 1v – tối 1v uống
Olanzapine 15mg tối 1v uống
Cách nhập viện 1 tháng, BN bắt đầu thấy cứng người, đi bước nhỏ, khó bước đi, tay khó cầm nắm. Đến ngày nhập viện, BN bứt rứt, khó chịu nhiều, phải đi đi lại lại liên tục, không thể ngồi yên quá 5 giây, mất ngủ nặng hơn, thức trắng đêm cả, kèm dáng đi cứng, kém linh hoạt, ít đánh tay, mệt mỏi nhiều nên vào viện.
Khám:
Bệnh tỉnh, tiếp xúc tốt, Glasgow 15 điểm
Chậm vận động tứ chi 2 bên, đều nhau
Tăng trương lực cơ kiểu ngoại tháp cả tứ chi và thân trục: Dấu bánh xe răng cưa (+) 2 bên.
Sức cơ 5/5 đều 2 bên. Phản xạ gân cơ (2+) tứ chi, phản xạ da lòng bàn chân đáp ứng gập 2 bên
Không run khi nghỉ, run nhẹ tay 2 bên khi đến đích, không rối tầm.
Dáng đi: chậm, bước nhỏ, lưng khom, ít đánh tay 2 bên, không dạng chân đế khi đi, đi nối gót được
Vẻ mặt đơ cứng, ít biểu lộ cảm xúc.

Về nguyên nhân của Hội chứng Parkinson của BN trên nghĩ nhiều là gì?








NGUYÊN NHÂN XƠ GAN image
NGUYÊN NHÂN XƠ GAN image
NGUYÊN NHÂN XƠ GAN image

NGUYÊN NHÂN XƠ GAN

Bệnh nhân nữ, 34 tuổi, nhập viện vì tiêu phân đen. Bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan  HBV (-) HCV (-) và Parkinson cách 2 năm. Khám lâm sàng ghi nhận củng mạc mắt vàng, bụng báng, dấu hiệu run tay khi nghỉ và tăng trương lực cơ kiểu ngoại tháp. Kết quả nội soi dạ dày ghi nhận dãn tĩnh mạch thực quản FII. Kết quả MRI não ghi nhận tổn thương tín hiệu cao trên T2W ở cuống não, nhân bèo, đầu nhân đuôi 2 bên.

Nguyên nhân xơ gan nghĩ nhiều nhất trên bệnh nhân này?








VIÊM GIÁP BÁN CẤP image

VIÊM GIÁP BÁN CẤP

Bệnh nhân nữ, 35 tuổi, đến khám vì đau nhiều vùng cổ đặc biệt khi nuốt kèm sốt nhẹ. Bệnh nhân nói rằng cách đó 2 tuần bị ho, đau họng, khám và uống thuốc thì bớt nhưng sau đó lại thấy cổ đau nhiều 1 bên rồi tăng dần và lan ra 2 bên. Thăm khám ghi nhận bệnh nhân có tuyến giáp to lan tỏa độ IB, mật độ chắc, bề mặt trơn láng, ấn đau nhiều thùy phải nhiều hơn thùy trái, giới hạn rõ, di động, không âm thổi, da xung quanh nóng nhẹ, không đỏ, không dấu phập phều. Bệnh nhân run tay nhẹ, da ấm ẩm, nhưng không ghi nhận lồi mắt hoặc phù niêm trước xương chày. Bệnh nhân có kết quả siêu âm ở tuyến trước ghi nhận như sau (hình dưới): Thùy phải kích thước 22x20x40(mm), có một vùng mô giáp echo kém hơn, kích thước 13x10 (mm), thùy trái kích thước 20x22x41(mm), có hai vùng mô giáp echo kém hơn, kích thước 21x11(mm) và 22x12(mm), cấu trúc tuyến giáp echo kém, tăng sinh mạch máu, dọc cổ hai bên có vài hạch dạng viêm 13x8(mm). Chẩn đoán, xét nghiệm đề nghị và điều trị chính ở bệnh nhân này là:








VIÊM THẬN BỂ THẬN SINH KHÍ image
VIÊM THẬN BỂ THẬN SINH KHÍ image

VIÊM THẬN BỂ THẬN SINH KHÍ

Bệnh nhân nam, 64 tuổi, tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường không điều trị thuốc thường xuyên. Cách vào viện khoảng 5 ngày bệnh nhân xuất hiện sốt cao 38.5 độ, đau tức vùng thắt lưng phải tự mua thuốc điều trị không đỡ. Cùng ngày vào viện bệnh nhân xuất hiện sốt cao 39 độ, đau thắt lưng dữ dội kèm tiểu buốt, tiểu rắt, bệnh nhân được nhập viện tại Bệnh viện tỉnh điều trị. Tình trạng lúc vào: Bệnh nhân tỉnh, khó thở nhẹ, hội chứng nhiễm trùng dương tính, sốt cao 39 độ, đau vùng thắt lưng phải, tiểu buốt, tiểu rắt, tim nhịp nhanh ts 118ck/phút, phổi thông khí giảm 2 đáy. Cận lâm sàng ghi nhận: WBC: 15.9 G/L, NEU: 84.5%, Procalcitonin: 5.34 ng/mL; xét nghiệm khí máu Lactat: 2.1 pO2: 85.2, pCO2: 26.2, pH: 7.351. Xét nghiệm nước tiểu LEU 125 Leu/uL, Nitrit (+). Kết quả chụp cắt lớp vi tính cho thấy: sỏi thận phải, sỏi niệu quản phải đoạn 1/3 trên gây giãn thận niệu quản phải, hình ảnh khí trong nhu mô thận phải.

Câu hỏi: Dựa trên tổn thương trên phim chụp cắt lớp vi tính theo phân loại của Huang và Tseng, phương pháp điều trị của bệnh nhân này là gì?








NHỒI MÁU CƠ TIM image

NHỒI MÁU CƠ TIM

Bệnh nhân nam, 82 tuổi, tiền sử tăng huyết áp nhiều năm, duy trì 1 viên amlodipine 5mg/ngày. Cách vào viện 2 giờ bệnh nhân xuất hiện đau ngực, khó thở được người nhà đưa vào bệnh viện tuyến tỉnh. Tại thời điểm khoa cấp cứu bệnh nhân bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tỉnh chậm, khó thở nhiều, đau ngực, tụt áp, huyết áp 80/40 mmHg, tim nhịp chậm 45 ck/phút, nhiệt độ 36,9 độ C, nhịp thở 22 lần/phút, điện tâm đồ (Hình 1) có hình ảnh ST chênh DII, II và aVF, chênh xuống DI, aVL, V1, V2, xét nghiệm Troponin Ths > 10 ng/ml. Bệnh nhân được chẩn đoán sốc tim do nhồi máu cơ tim có ST chênh, đặt ống nội khí quản đảm bảo hô hấp, ổn định huyết động và được hội chẩn chụp mạch vành cấp cứu. Định hướng vị trí nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân này: